Teya Salat
» »
Tìm Kiếm » Tệp Tin (0)

↓↓Pho Tượng Đồng Báo Oán


Đăng: Trần Đức Thành 4.5 sao trên 1024người dùng
Lượt Xem: 520
Chia Sẻ: SMS Google Zing Facebook Twitter

° ° °
Khi Sinh giật mình tỉnh giấc thì lại vô cùng sửng sốt khi thấy ngồi giữa phòng mình là một người phụ nữ mặc bộ áo choàng màu đen!

- Ai?

Điệu nhạc lại vang lên, lần này rất gần, như ngay phía sau lưng của Sinh. Anh còn có cảm giác như có tiếng động của ai đó… Nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng. Ngôi nhà lúc đó đã hoàn toàn chìm trong bóng tối. Càng nghe tiếng kèn Sinh càng nhớ tới cha, bởi đã nhiều lần khi đang ngủ, ông vội thức giấc và bàng hoàng hỏi Sinh…

Tiếp Sinh trong ngôi nhà rộng lớn, không khí vắng lạnh, là một người đàn ông tuổi trung niên. Ông nhìn Sinh có vẻ dò xét một lúc rồi mới hỏi thẳng:
- Cậu tìm người tên Hồ Điệp với mục đích gì? Và cậu biết gì về chị tôi?

Sinh ngạc nhiên:

- Hồ Điệp là chị của chú? Vậy bà ấy bây giờ ra sao?

- Ý cậu muốn hỏi chị tôi còn sống hay đã chết chứ gì?

- Dạ, đó là điều cháu muốn biết.

Người đàn ông dựa người ra sau thành ghế salon, vài giây sau mới nói, giọng hơi chùng xuống:

- Chưa chết!

Sinh mừng rỡ:

- May quá! Vậy có thể cháu xin gặp được không?

- Cậu chưa nói rõ với tôi cậu gặp để làm gì? Và cậu là ai mới được?

- Dạ, cháu là… con trai ông Thanh Long, người chủ đồn điền cà phê trước kia ở huyện này.

Pho Tượng Đồng Báo Oán (Phần 2)

Pho Tượng Đồng Báo Oán (Phần 2)

Vừa nghe Sinh nói, ông ta bật thẳng ngưới lên, nhìn sững Sinh một lúc rồi chợt thở dài:

- Đúng là oan gia! Điều này không ngoài dự đoán của tôi rồi…

Sinh ngạc nhiên:

- Ông muốn nói…

Sợ ông ta chưa tin hẳn, nên Sinh móc trong túi lấy ra chiếc khăn tay có thêu hình con bướm:

- Đây là bằng chứng của bà Hồ Điệp.

Không cần nhìn vào vật chứng, người đàn ông lại thở dài:

- Chuyện đời bất cứ điều gì càng muốn lãng quên đi thì nó luôn bị khơi lại. Đã hơn năm năm rồi còn gì…

Ông ta lặng lẽ đứng lên và đi thẳng ra nhà sau. Sinh ngồi đó chờ…

Anh chờ rất lâu vẫn chưa thấy chủ nhà trở ra, mà trời bên ngoài thì đang tối dần. Một lúc, quá sốt ruột. Sinh đứng lên và cất tiếng gọi:

- Chú ơi, chú!

Không nghe tiếng trả lời. Nghĩ là nhà quá rộng, có thể người ta chưa nghe, nên Sinh lại gọi lớn hơn:

- Chú ơi!

Lần này đáp lại Sinh là một điệu kèn kỳ lạ, mà vừa nghe Sinh đã phát rùng mình! Nghe qua một đoạn nữa chợt anh kêu lên khẽ:

- Bản nhạc ma!

Lời thốt của Sinh tuy rất nhỏ, nhưng hình như có người đã nghe, nên một giọng lạnh lùng vang lên:

- Sao gọi là nhạc ma khi người chơi còn sống?

Sinh quay nhìn bốn phía vẫn không thấy người vừa lên tiếng, anh phải hỏi:

- Ai vậy?

Điệu nhạc lại vang lên, lần này rất gần, như ngay phía sau lưng của Sinh. Anh còn có cảm giác như có tiếng động của ai đó… Nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng. Ngôi nhà lúc đó đã hoàn toàn chìm trong bóng tối. Càng nghe tiếng kèn Sinh càng nhớ tới cha, bởi đã nhiều lần khi đang ngủ, ông vội thức giấc và bàng hoàng hỏi Sinh:

- Con cố nghe tiếng nhạc kia không? Của ma đó!

Do vậy, Sinh cứ bị ám ảnh với loại kèn này… Và nó chỉ chấm dứt từ khi cha anh chết. Mà sao bây giờ nó lại vang lên ở đây? Bất giác anh gọi lớn:

- Ba!

Không ngờ lại có tiếng hồi âm:

- Cuối cùng thì con cũng đã tới!

Ngoài sức tưởng tượng của Sinh, nên phải gần nửa giây anh mới thảng thốt kêu lên:

- Ba! Sao ba lại…

- Sao ba lại ở đây phải không? Con hỏi mà không nhớ rằng, chính con đã đưa ba tới đây!

Từ trong bóng tối, một chiếc xe lăn từ từ nhô ra, tiến đến gần bên Sinh. Anh nghe cả hơi thở quen thuộc:

- Ba!

Anh định chụp lấy vai người ngồi trên xe lăn, nhưng đá bị ngăn lại:

- Ba đã là người cõi khác. Một hồn ma già nua, không đủ sức hồi sinh, con chạm vào sẽ lập tức làm tan biến chút tồn tại mong manh mà thôi! Hãy nghe ba nói…

Liên tục xảy ra chuyện. Hết bà rồi lại tới ông. Người nào cũng quấy động lên không ai chịu nổi! Nhất là bà, chẳng hiểu sao từ mấy hôm nay bà lồng lộn lên dữ quá, cứ cúng vái bao nhiêu trên bàn thờ bà đều quăng xuống hết và hồi nửa đêm qua còn ném luôn cả những thứ thờ trên bàn thờ ông nữa! Mà tôi biết chắc việc ném đồ thờ trên chỗ thờ của ông không phải do ông làm, mà là… do bà. Cậu biết tính nộ khí xung thiên của bà lúc con sống mà, khi giận lên thì bà bất kể trời đất!

Pho tượng đồng báo oán (Phần 3)

Đã khá lâu rồi kể từ ngày đi du học trở về, Sinh chưa về thăm ngôi nhà cũ, nơi có phần mộ cha mẹ. Vừa thấy anh thì bà xẩm già Lý Anh đã reo lên:

- Cậu Hai về kịp lúc quá, tôi chờ cậu Hai quá trời!

Bà Lý là người Tàu, nhưng đã sống lâu đời với gia đình anh, nên bà hầu như nói tiếng Việt rành không thua bất cứ người bản xứ nào. Bà cũng chính là người đã từng chăm sóc anh, nuôi nấng từ miếng sữa, miếng cơm thuở anh còn nhỏ. Thời ấy mẹ anh luôn đi đây đi đó lo kinh doanh, nên mọi việc nhà đều do một tay bà Lý.

- Sao cậu không về qua nhà?

Câu hỏi cũng là lời trách, nên Sinh nhẹ giọng:

- Dạ, con xin lỗi vú, do con bận quá.

- Bận gì thì cũng về thăm mồ mả ông bà chứ. Chỉ vì vắng cậu mà xảy ra bao nhiêu chuyện, già này làm sao lo cho kham!

Sinh ngạc nhiên:

- Chuyện gì vậy vú?

Bà thở dài:

- Liên tục xảy ra chuyện. Hết bà rồi lại tới ông. Người nào cũng quấy động lên không ai chịu nổi! Nhất là bà, chẳng hiểu sao từ mấy hôm nay bà lồng lộn lên dữ quá, cứ cúng vái bao nhiêu trên bàn thờ bà đều quăng xuống hết và hồi nửa đêm qua còn ném luôn cả những thứ thờ trên bàn thờ ông nữa! Mà tôi biết chắc việc ném đồ thờ trên chỗ thờ của ông không phải do ông làm, mà là… do bà. Cậu biết tính nộ khí xung thiên của bà lúc con sống mà, khi giận lên thì bà bất kể trời đất!

Pho tượng đồng báo oán (Phần 3)

Sinh bước vào coi thì quả như mô tả của bà. Đặc biệt là ở phần mộ của ông đaèng sau vườn, hầu như những chữ trên mộ bia đều bị xóa be bét! Vừa xem qua thì Sinh đã phần nào hiểu, anh lắc đầu ngán ngẩm:

- Con người ta một khi máu ghen nổi lên thì còn kể gì nữa!

Bà Lý ngạc nhiên:

- Cậu nói gì vậy, ai ghen?

- Thì mẹ con chứ còn ai.

- Nhưng, bà chết rồi, mà ông cũng đã mất, vậy ghen với ai?

Sinh đột nhiên hỏi:

- Vú biết có ai quen với ba con tên là Hồ Điệp không?

Bà Lý giật mình:

- Cậu cũng biết sao?

- Vú biết?

Bà Lý bỗng hạ thấp giọng, như sợ có người nghe được:

- Người ấy là người tình của ông từ mười năm trước!

- Vú biết bà ấy bây giờ ở đâu không?

- Ở gần đồn điền cũ của ông. Lâu quá rồi tôi không nghe tin. Bà ấy trẻ hơn mẹ cậu nhiều tuổi, nguyên là hoa khôi một trường đầm ở Đà Lạt thời ấy!

Nghe bà tiết lộ những điều chứng tỏ bà biết khá nhiều về người đàn bà kia, Sinh kéo bà ra một chỗ vắng, hỏi tới:

- Vú biết gì nữa, nói hết cho con nghe đi!

Bà Lý sau một lúc trầm ngâm, đã kể tiếp:

- Thời bà còn sống, lúc cậu đi du học thì đã nhiều lần bà từng làm dữ lên vì chuyện này! Bà ghen ông với cô đó, và nếu không ngăn kịp thì có lần bà đã tạt acid vào mặt cô ấy rồi! Nghe nói lần đó chính ông đã hứng trọn một lon acid vào lưng thay cho cô gái kia!

Sinh bất giác kêu lên:

- Trời ơi!

Sinh vừa ngước nhìn và suýt nữa anh đã kêu rú lên, bởi con người ngồi trên xe lăn đang ở trước mặt anh có một bộ mặt chẳng khác gì một ác quỷ!
Người đàn ông hôm trước đón sự trở lại của Sinh khác lần đầu. Ông nở nụ cười thân thiện:
- Cậu trở lại đây sớm hơn tôi dự kiến.
Sinh lễ phép:
- Thưa chú, chú không khó chịu vì sự hiện diện của cháu chứ?
- Trái lại là khác. Cứ gọi tôi là Ba Vĩnh, tôi là em ruột của Hồ Điệp. Tôi đã được người ta báo trước là cậu sẽ trở lại đây, nhưng nghĩ ít ra cũng năm ba ngày nữa…
- Cháu đi xe đêm để kịp tới đây sáng nay. Bởi hôm nay là sinh nhật thứ 42 của bà Hồ Điệp, phải không ạ?
Anh vừa nói vừa đặt xuống một lãng hoa tươi, không ra dáng hoa tang, mà cũng chẳng ra hoa cưới, vì trên đầu lẵng hoa có gắn một dòng chữ khá to: Ngàn lần tạ tội! Thay mặt gia đình Thanh Long. Hoàng Sinh.
Vừa lúc đó, Sinh quỳ xuống trước sự ngỡ ngàng của ông Ba Vĩnh:
- Kìa, sao cậu lại…
Nhưng rồi ông chợt hiểu:
- Đêm qua ba cậu đã về đây báo cho biết cậu sẽ tới để tạ lỗi. Ba cậu cũng đã nói hết mọi chuyện về hành vi của mẹ cậu và ông thầy tướng số nào đó… Nhưng cậu không phải làm như vậy. Bởi mọi việc đã qua rồi, dẫu sao thì chị tôi cũng đã nhận hết mọi khổ đau rồi, còn hận ai làm gì…
Ông đỡ Sinh đứng lên, rồi nói:
- Cậu theo tôi ra sau này.
Ông đưa Sinh ra phía sau nhà, nơi có một khu vườn trồng những cây ăn trái sum sê. Đến một ngôi nhà nhỏ biệt lập với nhà lớn phía ngoài, từ bên trong vọng ra điệu kèn kỳ bí hôm trước! Sinh thảng thốt:
- Đây là…
Ba Vĩnh bảo:
- Chị tôi thổi đó. Chị ấy từ nhỏ đã mê loại kèn này và tập thổi cho đến khi chơi được nhiều bản nhạc, nhưng chỉ duy nhất có bản này thì hầu như năm bảy năm nay chị ấy chỉ chơi có một. Cậu biết bài nhạc này?
- Bài “Rose de Chine”.
- Đúng, đây là bản nhạc định mệnh của chị ấy. Bởi thiếu gì bài hay mà chị ấy không thổi, lại chỉ chơi có mỗi bài này. Tôi có hỏi thì chị bảo, bởi vì đấy là bài Cánh Hồng Trung Hoa mà anh Thanh Long thích nhất! Đó, tình yêu nó làm cho người ta lãng mạn và bảo thủ như thế đó!
- Cô ấy thổi hay quá, cháu cũng phát mê!
- Vậy mà… Ba Vĩnh định nói gì đó nhưng lại thôi.
Ông cất tiếng gọi vào trong:
- Chị Hai ơi, có cậu ấy tới!
Hình như việc Sinh tới đây đã được người trong kia hay biết trước, nên có một giọng yếu ớt và hơi run vọng ra:
- Mời cậu ấy vào phòng khách.
Ba Vĩnh mời Sinh vào nhà, vừa giải thích thêm:
- Từ ngày bị nạn chị tôi không tiếp ai ở đây cả, ngoại trừ cậu.
Căn phòng chìm trong bóng tối, do tất cả cửa nẻo đều đóng kín. Ngăn giữa phòng khách và phòng bên trong chỉ bằng một tấm màn che màu sậm. Giọng từ bên trong lại vọng ra:
- Cậu là Sinh?
- Dạ, con là Sinh. Con xin cúi đầu trước cô để nhận tội cho má con!
Anh lại bất thần quỳ xuống và mọp đầu sát sàn nhà. Bên trong, giọng nói vẫn từ tốn:
- Cậu không phải làm vậy đâu. Mọi việc đã qua rồi mà hôm nay được nghe cậu nói tôi đã mãn nguyện lắm, tôi không mong gì hơn…
Bà nấc lên thành tiếng! Ba Vĩnh hốt hoảng:
- Kìa, chị Hai! Chị làm khổ con tim của chị nữa rồi.
Giọng nói vẫn vang ra:
- Không sao. Cậu Ba có thể bước ra ngoài, để tôi nói với cậu đây mấy lời không?
- Dạ… nhưng chị Hai đừng để ảnh hưởng sức khỏe.
Ba Vĩnh lui ra thì tấm màn lay động nhẹ, rồi Sinh có cảm giác như có tếng xe lăn chuyển động và… giọng nói gần sát bên:
- Cậu là người duy nhất được nhìn thấy dung nhan tôi, trong khi kể cả em trai tôi, nó nuôi tôi từ bao nhiêu năm nay cũng chưa từng nhìn thấy! Tôi chào cậu.
Sinh vừa ngước nhìn và suýt nữa anh đã kêu rú lên, bởi con người ngồi trên xe lăn đang ở trước mặt anh có một bộ mặt chẳng khác gì một ác quỷ!
↑↑Cùng Chuyên Mục
Lời Nguyền Truyền Kiếp
Cô Gái Giữa Đêm
Bí Ẩn Ngôi Nhà Điên Ở Hải Phòng
Tìm Chồng Nơi Nghĩa Địa
Ngôi Mộ Năm Tầng Hồn Ma Thì Thầm
Pho Tượng Đồng Báo Oán
Duyên Nợ Âm Dương
Bóng Ma Trên Gác Thượng
Căn Nhà Trọ Ma Ám
Chuyến Ma Xe Bus Số 26
12»
» Bài Viết Ngẫu Nhiên
Truyện Ma Có Thật Ở Làng Vạn Yên Truyện Ma Có Thật Ở Làng Vạn Yên
Truyện Ma Ở Khu Chung Cư Califton Manor Truyện Ma Ở Khu Chung Cư Califton Manor
Căn Nhà Trọ Ma Ám Căn Nhà Trọ Ma Ám
Bóng Ma Trên Gác Thượng Bóng Ma Trên Gác Thượng
Pho Tượng Đồng Báo Oán Pho Tượng Đồng Báo Oán
Ngôi Mộ Năm Tầng Hồn Ma Thì Thầm Ngôi Mộ Năm Tầng Hồn Ma Thì Thầm
Tìm Chồng Nơi Nghĩa Địa Tìm Chồng Nơi Nghĩa Địa
Thống Kê Truy Cập
- 0nline : 1
- Hôm nay : 1
- Tổng cộng : 520
- Tổng timeout : 2.2%
- Copyright By : Đức Thành
- Facebook : Trần Đức Thành
- Thanks To : XTGEM.COM
#mgame321.mobile.in #thuthuat #phanmem #tranducthanh #s60 #xtgem #facebook #youtobe
#mgame321.mobile.in #thuthuat #phanmem #tranducthanh #s60 #xtgem #facebook #youtobe